Trong cuộc sống hiện đại, chính sách giúp đỡ người không còn khả năng lao động rất cần được quan tâm, chú trọng. Vì bắt kịp nhịp sống hối hả của thị thành, nhiều người đã gặp các vấn đề về sức khỏe trong hành trình kiếm sống mưu sinh. Bên cạnh đó, còn rất nhiều người lang thang cơ nhỡ ngoài kia ngày ngày trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác do không có sức lao động. Một nguồn hỗ trợ hợp lý sẽ giúp họ tự chủ và bớt áp lực hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Hiểu như thế nào về người không còn khả năng lao động
Để làm rõ các vấn đề liên quan đến lao động, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu khái niệm lao động là gì. Lao động là từ dùng để chỉ các hoạt động tay chân và trí óc, nhờ đó biến vật chất tự nhiên thành các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người.
Như vậy, mất sức lao động là việc người lao động không còn đáp ứng điều kiện về thể chất và trí tuệ để tiếp tục tham gia sản xuất nữa.
Chính vì vậy, họ phải ngừng lao động để đảm bảo an toàn theo quy định pháp luật.
Mất khả năng lao động có bao nhiêu trường hợp?
Trong quá trình sản xuất, mọi người có thể gặp nhiều rủi ro liên quan đến sức khỏe, tai nạn trong lao động. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm hoặc mất khả năng lao động. Tùy vào mức độ ảnh hưởng, chính quyền địa phương sẽ có hỗ trợ, giúp đỡ người không còn khả năng lao động hợp lý. Hiện nay, mất khả năng lao động có 2 trường hợp sau:
- Mất khả năng lao động tạm thời: là việc người lao động phải ngừng tham gia sản xuất, làm việc một thời gian trước khi cơ thể phục hồi.
- Mất khả năng lao động vĩnh viễn: Là việc người lao động phải ngừng tham gia sản xuất vĩnh viễn do cơ thể không thể phục hồi sau khi đã điều trị, phẫu thuật.
Cách xác định người không còn khả năng lao động
Người không còn khả năng lao động được xác định qua hàng loại giám định pháp y. Nhờ đó, mọi người sẽ phân loại các trường hợp thông qua tỷ lệ phần trăm suy giảm sức khỏe. Nếu đạt đến một con số cụ thể, đối tượng được xác định mức độ suy giảm sức lao động và có thể nhận trợ cấp giúp đỡ người không còn khả năng lao động.
Đối với những nghề nghiệp thông thường như kinh doanh, văn phòng, giáo viên,..người lao động bị mất khả năng lao động vĩnh viễn nếu suy giảm 41% sức khỏe, Tuy nhiên, những nghề nghiệp như công nhân, thợ cơ khí, xây dựng,….con số này sẽ nhỏ hơn là 31%.
Chính sách giúp đỡ người không còn khả năng lao động do tai nạn nghề nghiệp
Để hỗ trợ những người mất khả năng lao động, nhà nước và các tổ chức xã hội sẽ có khoản trợ cấp giúp đỡ họ trước hoàn cảnh khó khăn. Chế độ trợ cấp, giúp đỡ người không còn khả năng lao động gồm:
- Chi phí giám định mức giảm khả năng lao động.
- Phí bồi thường cho người bị tai nạn lao động
- Trợ cấp cho người suy giảm khả năng lao động do tai nạn
- Giới thiệu để người lao động được giám định, điều trị tại các cơ sở y tế.
Như vậy, có thể thấy các đối tượng bị mất sức lao động đều phải đối mặt với rất nhiều khó khăn từ điều kiện vật chất tới tinh thần. Các chính sách hỗ trợ, giúp đỡ người không còn khả năng lao động hiện nay đều vô cùng cần thiết để họ vượt qua hoàn cảnh ngặt nghèo khó khăn.